Chăm sóc khi bé bị sốt

Chăm sóc khi bé bị sốt
Chăm sóc khi bé bị sốt

Mỗi năm bé có vài lần bị sốt, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt. Mọc răng cũng sốt, thời tiết thay đổi cũng sốt, tiêm ngừa về cũng có thể sốt, cảm lạnh cũng sốt… Bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé sốt.

Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản cho việc chăm sóc bé bị sốt tại nhà và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên đưa bé đến ngay bệnh viện hay những cơ sở y tế gần nhất nếu bé có triệu chứng sốt cao trên 39 độ liên tục, co giật hay tím tái dù bất kì nguyên nhân gây sốt là gì.

Do mọc răng: bạn sẽ thấy nướu của bé bị sưng lên, dưới nướu có những đường trắng chứng tỏ răng sắp mọc lên. Bạn không cần quá lo lắng, bạn có thể chăm sóc bé tại nhà và hiện tượng sốt sẽ giảm sau vài ngày.

Tiêm ngừa: sau khi tiêm ngừa, do phản ứng của cơ thể, bé có thể bị sốt. Nếu bé sốt không quá cao bạn có thể theo dõi và chăm sóc bé tại nhà. Nhưng nếu bé sốt cao kèm theo những phản ứng như co giật, tím tái, khó thở. Bạn cho bé hạ sốt ngay và đem bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Thời tiết thay đổi: do nước ta có thời tiết nóng ẩm quanh năm nên dễ khiến bé bị sốt, bạn có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Nếu có những biểu hiện bất thường thì mang ngay đến bác sĩ để được theo dõi và chữa trị.

Do một loại bệnh nào đó: bé có thể bị sốt do các loại bệnh như tay chân miệng, ban, sởi, quai bị, cúm… Bạn theo dõi xem bé có bị xuất huyết dưới da, mọc những mụn nước trên tay chân lưỡi hay không? Nếu sau 3 ngày  vẫn còn sốt cao phải đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra.

Chăm sóc bé khi bị sốt

  • Uống thuốc hạ sốt: bạn cần có nhiệt kế tại nhà để theo dõi nhiệt độ của bé, cũng cần trang bị thêm thuốc hạ sốt phù hợp với độ tuổi của bé tại nhà. Bạn có thể xác định bé bị sốt bằng cách sờ lên trán, nhưng để biết chính xác thì cần cặp nhiệt độ cho bé. Cặp nhiệt độ ở nách, tai khi bé còn nhỏ. Bạn chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38 độ C. Bạn cũng có thể dùng dạng viên để ở ngăn mát tủ lạnh và nhét vào hậu môn của bé. Bạn nên nhớ chỉ chọn một trong hai cách thôi, và chỉ uống nhắc lại từ 4-6 giờ sau.
  • Lau mát cho bé: bạn dùng một chậu nước ấm, cần 5 cái khăn, nhúng cho ướt khăn sau đó đắp lên trán, hai nách và hai bẹn của bé, thay khăn liên tục. Làm như vậy sẽ giúp nhanh chóng hạ nhiệt cho cơ thể. Bạn không được dùng nước đá, nước trong tủ lạnh lau mát cho bé đâu nhé. Vì như thế sẽ làm bé bị phát lạnh.
  • Cung cấp nước: cơ thể bị sốt dễ dàng bị mất nước, bạn nên cung cấp nhiều nước cho bé, có thể cho bé uống sữa, nước cháo, nước lọc, nước trái cây, không nên dùng nước ngọt hay soda.
  • Quần áo: bạn nên mặc những bộ quần áo mỏng, dễ thoát hơi, không nên ủ bé quá kín, làm nhiệt trong cơ thể khó thoát ra ngoài, sẽ làm bé khó chịu hơn.
  • Không gian: bạn nên dọn dẹp nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, không bụi bặm. Phòng ốc thông thoáng cũng giúp làm giảm nhiệt cho cơ thể bé.

Trẻ bị sốt thường kèm theo kén ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cáu gắt. Bạn nên có thái độ nhẹ nhàng và cho bé ăn những thức ăn bé thích hay thức ăn mềm, lỏng, dễ ăn. Bé sẽ nhanh chóng khoẻ lại và ăn uống bình thường.

Đây chỉ là kinh nghiệm của mình, bạn có thể tham khảo, nên hỏi bác sĩ về những vấn đề liên quan. Hãy đưa bé đến bác sĩ nếu con bạn có những biểu hiện bất thường.

Chúc bé chóng khoẻ và phát triển toàn diện.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.