Chăm sóc giấc ngủ của bé

Chăm sóc giấc ngủ của bé
Chăm sóc giấc ngủ của bé

Giấc ngủ là một nhu cầu hết sức thiết yếu đối với cơ thể con người. Bé được ngủ đủ giấc là điều kiện quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Do đó các bà mẹ luôn cảm thấy lo lắng tại sao con mình không chịu ngủ vào ban đêm mặc dù được chăm sóc rất kĩ.

Khi con bạn dưới 6 tháng tuổi bé thường khóc đêm vì đói nên bạn phải thức dậy 2-3 lần để cho con bú sữa, điều đó là vô cùng bình thường, bạn không nên lo lắng. Tuy nhiên nếu bé cứ khóc suốt và không chịu ngủ lại bạn nên xem xét đến tình trạng con bị thiếu canxi, đau bụng hay khó chịu. Nếu do thiếu canxi bạn thực hiện việc phơi nắng cho bé từ 30-60 phút mỗi ngày vào buổi sáng thì tình trạng này sẽ giảm. Nếu bé bị đau bụng bạn có thể sử dụng dầu Khuynh Diệp để thoa ở vùng bụng cho bé (cách thông thường ở Việt Nam mình hay làm!). Còn nếu vẫn không hiểu nguyên nhân bạn có thể cho con đến gặp bác sĩ để tìm hiểu và có thể nhận được những lời tư vấn hữu ích.

Khi bé đã bước sang tháng thứ 6 bé đã có thể ngủ suốt đêm mà không cần thức dậy để bú mẹ. Tuy nhiên đối với một số bé thì vẫn còn hiện tượng bú đêm, bạn sẽ phải thức khi nghe tiếng khóc của bé, bạn cho bé bú và nếu bé ngủ lại thì đó không phải vấn đề nữa.  Nhưng nếu bé cứ quấy khóc mặc dù bú rất ngon và đã no thì bạn cũng nên xem bé có bị thiếu canxi hay không, bị đau bụng hay có thể do sự thay đổi về thể chất như mọc răng, học bò, học đi, v.v…

Cách dỗ bé ngủ:

Bạn nên hiểu thế nào về giấc ngủ của bé? Giấc ngủ của bé chia ra làm hai giai đoạn là giấc ngủ nhẹ và giấc ngủ sâu. Bé đi vào giấc ngủ thường có hai cách chính là tự ngủ và được dỗ ngủ.

  • Bé buồn ngủ và bạn đặt bé vào vị trí mà bé ngủ (cũi, giường…) bé sẽ thiu thiu và tự chìm vào giấc ngủ.
  • Bé đươc mẹ ôm vào lòng, hát những bài hát thật hay, dịu dàng đung đưa hay bế trẻ trên tay và bé chìm vào giấc ngủ.

Cả hai cách đều làm cho bé đi vào giấc ngủ tuy nhiên đối với cách 1 sẽ làm cho bé có thói quen ngủ tốt. Còn cách 2 sẽ làm cho bé chỉ chịu ngủ khi được mẹ dỗ dành. Bạn tưởng tượng sau khi được mẹ dỗ ngủ, mẹ sẽ đặt bé xuống vị trí ngủ, bé sẽ giật mình vì sợ hãi, bé sẽ thức giấc trong trạng thái tinh thần không ổn định, tạo sự sợ hãi tiềm ẩn cho bé. Nếu bạn ngủ và thức dậy ở một nơi hoàn toàn xa lạ bạn sẽ hiểu được cảm giác của bé.

Tập cho bé tự ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm:

Bé có thể thức giấc 1-2 lần vào ban đêm, tuy nhiên việc đó sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn nếu bạn biết cách tập cho bé thói quen tự ngủ lại.

  • Cho bé ăn uống đầy đủ vào ban ngày để bé không bị đói vào ban đêm.
  • Tắt đèn khi ngủ, chỉ nên để đèn ngủ mờ mà thôi. Trời tối sẽ làm bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Nếu ánh sáng nhiều quá sẽ làm bé bị rối loạn sinh học, không phân biệt được ngày và đêm. Nếu bé quấy khóc bạn cũng nên dỗ bé mà không bật đèn lên.
  • Không nên nói chuyện với con khi bé thức giấc vào ban đêm. Nhiều người khi ngủ giật mình thấy con mở mắt tròn xoe đáng yêu thì nựng nịu nói chuyện với con, điều này sẽ tạo thói quen thức giấc giữa đêm và có nhu cầu “ nói chuyện” của bé.
  • Ăn quá no hay ăn nhiều thức ăn lợi tiểu  trước khi ngủ cũng không phải là điều hay vì như thế sẽ làm cho  hệ tiêu hoá và bàng quang của bé hoạt động trong lúc bé ngủ sẽ không tốt cho sức khoẻ của bé.
  • Nếu bé thức giấc giữa đêm tốt nhất bạn nên “làm lơ” bé đi trong khoảng thời gian 2 phút hoặc lâu hơn. Làm như thế bé sẽ hiểu bé cần tự ngủ lại. Có những bà mẹ do xót con nên bé cứ quấy khóc là bật dậy và dỗ bé ngay. Điều này sẽ tạo thói quen không tốt. Sau thời gian “làm lơ” nếu bé còn khóc bạn nên vỗ vỗ lưng bé, bế bé lên nếu bé đã hết khóc bạn nên đặt bé nằm xuống trở lại mà không đợi đến khi bé ngủ lại, bé sẽ tự biết mình cần làm gì.

Đối với bé, bất kì tập một thói quen nào cũng cần có thời gian, bạn nên kiên nhẫn với bé, bạn sẽ thấy bé học hỏi rất nhanh. Quan trọng là bạn có đủ kiên nhẫn và “lạnh lùng” đối với bé hay không mà thôi.

Chúc bé ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp!

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.